1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Vĩnh Phúc

5979 Hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại Vĩnh Phúc
MỤC LỤC

Thành lập chi nhánh công ty là kết quả tất yếu khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Bởi chi nhánh được phép hoạt động tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tùy theo nhu cầu kinh doanh chi nhánh có thể đăng ký toàn bộ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Nhưng không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp thì chi nhánh cũng được phép hoạt động. Chi nhánh được phép thực hiện toàn bộ hay chỉ 1 phần chức năng tùy vào theo sự ủy quyền từ phía doanh nghiệp. Để chi nhánh được phép thực hiện hoạt động kinh doanh trước hết doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục thành lập chi nhánh công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Việc đăng ký mở chi nhánh công ty có 2 cách là đăng ký trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty theo quy định.

Bước 2: Người đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động.

Bước 3: Bộ phận một của nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận

Bước 4: Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty.

– Nếu hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

+ Nhận thông báo bổ sung hồ sơ;

+ Điều chỉnh lại hồ sơ đăng ký thành lập theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.

– Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Bước 5: Trả kết quả thành lập chi nhánh công ty

– Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng bộ phận một của Phòng Đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn

– Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng: Căn cứ thời gian hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bản giấy) kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Trường hợp thành lập chi nhánh của công ty ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

2. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty

Căn cứ quy định theo Điều 33 Nghị Định số 78/2015/NĐ-CP khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo thành lập chi nhánh công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt chi nhánh. Nội dung của thông báo cáo gồm:

– Mã số doanh nghiệp;

– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Tên chi nhánh doanh nghiệp dự định mở;

– Địa chỉ trụ sở chi nhánh;

– Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp;

– Thông tin đăng ký thuế;

– Họ tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh;

– Họ tên, chữ ký người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngoài ra, kèm theo thông báo này cần phải có các tài liệu sau:

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty;

– Bản sao hợp lệ 1 trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;

– Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề;

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Một số điểm lưu ý khi làm thủ tục mở chi nhánh công ty

– Tên chi nhánh: phải được chứa cụm từ “Chi nhánh”;

– Khi làm hồ sơ, đăng ký kèm theo tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh công ty;

– Không được sử dụng chung cư hoặc nhà tập thể để tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh;

– Đối với ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Người đại diện chi nhánh không được thuộc 1 trong những đối tượng sau:

+ Người đang chấp hành án phạt tù, quyết định xử lý hành chính và đang trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

+ Các đơn vị, tổ chức không có pháp nhân;

+ Các cán bộ lãnh đạo, quản lý về nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước;

+ Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.

4. Những nội dung cần biết sau đăng ký thành lập chi nhánh công ty

– Biển hiệu chi nhánh: phải đáp ứng đầy đủ các thông tin như: tên của chi nhánh, địa chỉ trụ sở, SĐT,…

– Về thuế:

+ Đối với thuế môn bài: 1.000.000 đồng/ năm (nếu đăng ký 6 tháng cuối năm chỉ cần nộp 500.000 đồng). Nếu chi nhánh công ty và trụ sở chính của công ty ở cùng tỉnh thành thì nộp tờ khai thuế môn bài và lệ phí tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của trụ sở chính, nếu ở khác tỉnh thì nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh

+ Đối với thuế giá trị gia tăng: Nếu ở cùng tỉnh, thành phố thì thực hiện khai và nộp thuế chung cho cả chi nhánh và trụ sở chính. Nếu khác tỉnh, thành phố thì nộp tại cơ quan lý trực tiếp của chi nhánh (Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng và không có phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế)

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh công ty nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh. Trường hợp mà chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh đó sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN mà trụ sở chính của công ty sẽ nộp hồ sơ khai thuế luôn cả phần thu nhập tại chi nhánh doanh nghiệp.

Công việc của Luật sư Y&P Lawfirm thực hiện dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty:

– Tư vấn trước thành lập các vấn đề liên quan;

– Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho việc làm thủ tục mở chi nhánh công ty;

– Gửi cho khách hàng ký và đóng dấu các giấy tờ liên quan mà Y&P Lawfirm đã thực hiện xong;

– Y&P Lawfirm sẽ thay mặt quý khách nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại Sở kế hoạc và đầu tư;

– Theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình nộp đơn;

– Thay mặt nhận kết quả cho quý khách;

– Đại diện làm thủ tục để khăc dấu chi nhánh;

– Thực hiện thủ tục đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp và mẫu dấu chi nhánh công ty lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia;

– Gửi tận tay cho quý khách các giấy tờ liên quan;


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc